Giới Thiệu Về Đình Phú Cốc
![]() |
Đình Phú Cốc |
I.
TÊN GỌI DI TÍCH
1. Tên gọi di tích được thống nhất sử dụng trong hồ sơ
khoa học di tích:
Tên thường gọi của di tích là Đình Phú Cốc, xã An Phú,
huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
II. ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐƯỜNG ĐI ĐẾN DI TÍCH
1. Địa điểm di tích:
1.1. Trước đây:
An Phú là xã miền núi và là xã có đồng bào dân tộc duy
nhất trong 22 xã, thị trấn của huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
An Phú hiện nay có 13 thôn: thôn Đình, thôn Đồng Chiêm,
thôn Ái Nàng, thôn Đức Dương, thôn Đồng Văn, thôn Phú Thanh, thôn Nam Hưng,
thôn Thanh Hà, thôn Đồi Dùng, thôn Đồi Lý, thôn Gốc Báng, thôn Bơ Môi, thôn Rộc
Éo. Là một trong 10 xã thuộc vùng bán sơn địa của huyện Mỹ Đức.
Theo sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi, huyện Mỹ Đức ngày
nay gồm huyện Hoài An và một số xã của tổng Viên Nội, tổng Bột Xuyên, tổng Tuy
Lai.
Cái tên Hoài An có từ thời Lý, đến triều vua Gia Long thứ
13 (1814) đổi thành phủ Mỹ Đức, đến triều vua Tự Đức (1848) đổi thành phủ Mỹ
Lương, huyện An Đức. Đến triều vua Khải Định (1916) thì đổi thành huyện Mỹ Đức.
Trước Cách mạng tháng 8, An Phú là địa danh gồm 6 xã (làng) - 4 tổng:
Xã Đồng Văn, Phú Cốc thuộc tổng Tuy Lai
Xã Ái Nàng thuộc tổng Thanh Lương (Hòa Bình)
Xã Đồng Chiêm thuộc tổng Trinh Tiết;
Xã Đức Dương và Phú Nhàn thuộc tổng Tế.
Sau Cách mạng tháng 8, tháng 5 năm 1946, các xã trên hợp
nhất thành xã An Phú. Sau khi miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, để phù hợp
với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Phú Nhàn được chuyển về xã Hợp Thanh,
hai thôn Nam Hưng và Thanh Hà trước thuộc xã An Tiến thì sáp nhập vào xã An
Phú.
Qua các lần thay đổi địa danh, xã An Phú gồm 7 thôn là:
Đồng Chiêm, Đức Dương, Đồng Văn, Nam Thanh Hà, Phú Thanh, Văn Phú và thôn Ái
Nàng
Sau năm 1965, sáp nhập 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây thành
tỉnh Hà Tây, năm 1976, sáp nhập Hà Tây và Hòa Bình thành Hà Sơn Bình; năm 1991
tách 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thì xã An Phú thuộc huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà
Tây.
Ngày 1/8/2008, Mỹ Đức trở thành 1 trong 29 quận, huyện,
thị xã của thành phố Hà Nội thì xã An Phú thuộc huyện Mỹ Đức, thành phố Hà
Nội.
1.2. Hiện nay:
Đình Phú Cốc thuộc xã An Phú, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà
Nội. Về địa giới hành chính: nằm ở phía tây nam của huyện, xã An Phú tiếp
giáp với các xã Hương Sơn, An Tiến, phía Tây giáp xã Hợp Thanh, phía Đông giáp
xã Thanh Lương (huyện Kim Bôi, Hòa Bình), kề đó là đường Hồ Chí Minh nối dài từ
Bắc vào Nam. Phía Nam giáp với các xã Thanh Nông, Phú Thành (huyện Kim Bôi,Hòa
Bình).
2. Đường đi và phương tiện đến di tích:
![]() |
Cổng Đình Phú Cốc |
Để đến với di tích du khách có thể đi theo hai tuyến đường
như sau:
*Đường thứ nhất:
Từ trung tâm thành phố Hà Nội (Bưu điện Hà Nội) theo các
tuyến phố qua đường Nguyễn Trãi, Trần Phú, Quang Trung đến ngã ba Ba La, đi
thẳng theo đường 21B qua địa phận huyện Thanh Oai, huyện Ứng Hòa đến thị trấn
Tế Tiêu đi thẳng qua xã Hợp Thanh đến xã An Phú, qua UBND xã đến thôn Phú Cốc.
Di tích tọa lạc giữa làng
Đường thứ hai:
Từ trung tâm thành phố Hà Nội (Bưu điện Hà Nội) theo các
tuyến phố qua đường guyễn Trãi, Trần Phú, Quang Trung đến ngã ba Ba La đi theo
Quốc lộ 6 ra đường Hồ Chí Minh đi thẳng đến xã An Phú qua UBND xã đến thôn Phú
Cốc. Di tích tọa lạc giữa làng.
III. PHÂN LOẠI DI TÍCH:Đình Phú Cốc nhìn từ đường lớn
1. Phân loại di tích:
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 98/2010/NĐ - CP ngày
21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Di sản Văn hoá và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn
hoá; Căn cứ kết quả Kiểm tra TTHC của Ban Quản lý Di tích Danh thắng Hà
Nội ; Căn cứ kết quả khảo sát, nghiên cứu thực địa tại di tích ngày
5/7/2016 của Tổ lập Hồ sơ thì đình Phú Cốc, xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Thành
phố Hà Nội thuộc loại hình di tích: Lịch sử - nghệ thuật.
2. Niên đại:
Di tích đình Phú Cốc được xây dựng khá lâu đời, nhưng trải
qua quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội, đến nay di tích không còn
giữ được những tư liệu nói về năm khởi dựng của ngôi đình. Để xác định
niên đại tương đối cho di tích chúng tôi có thể dựa vào căn cứ sau: hiện
nay, đình Phú Cốc còn lưu giữ hai đạo sắc phong có niên đại Khải Định thứ
9 (1924).
Như vậy, qua cứ liệu nói trên, chúng ta có thể nhận định
di tích đình Phú Cốc được ra đời từ thời Nguyễn.
3. Những lần trùng tu sửa chữa:
![]() |
Trùng Tu Đình Phú Cốc |
Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, đình Phú Cốc đã được chính quyền và nhân dân địa phương tiến hành trùng tu, sửa chữa nhiều lần. Lần thứ nhất tu sửa nhỏ vào năm 1975 và 1976; lần thứ hai trùng tu lớn đại bái và hậu cung năm 2010.
IV. SỰ KIỆN, NHÂN VẬT LỊCH
SỬ, ĐẶC ĐIỂM CỦA DI TÍCH
Mỹ Đức là huyện thuộc vùng bán sơn địa, có địa hình đồng
bằng và một hệ thống núi đá vôi trải đều trên suốt chiều dài của huyện.
Trên địa bàn huyện còn có sông Đáy, sông Thanh Hà chảy qua. Ngoài ra Mỹ
Đức còn có hồ Quan Sơn, hồ Tuy Lai rộng hàng ngàn ha là khu vực đầy tiềm
năng và phát triển du lịch sinh thái.
Nói tới Mỹ Đức là nói tới thắng cảnh Hương Sơn, với
động Hương Tích nổi tiếng nơi được mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhất động”
Mỹ Đức không chỉ thu hút khách du lịch vào mùa lễ hội mà còn là nơi có nhiều thắng
cảnh đẹp cho con người khám phá. Trong tương lai Mỹ Đức sẽ trở thành một
trung tâm du lịch không chỉ của Hà Nội mà còn của cả nước đều được đầu tư,
khai thác xứng tầm.
![]() |
Cổng Vào Đình Phú Cốc |
An Phú là một trong 21 xã, thị trấn của huyện Mỹ Đức thuộc
cụm dân cư sống trên vùng ven dãy núi Hoành Sơn. Trải qua bao bước thăng
trầm của lịch sử, những phẩm chất con người An Phú càng được bồi đắp, hoàn
thiện trở thành bản chất bền vững đó là: cần cù chất phác trong lao động,
sản xuất; dũng cảm,kiên định, mưu trí trong chiến đấu, xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Mỗi bước đi lên của dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước,
những bản sắc địa phương và tính cách con người An Phú được phát huy đến
mức cao nhất, để tạo được cuộc sống tốt đẹp cho quê hương và tổ quốc.
An Phú là địa bàn có nhiều sông, suối, sông thanh Hà bắt
nguồn từ vùng núi Kim Bôi, do kiến tạo của tự nhiên, đoạn sông chảy qua
địa phận An Phú uốn lượn qua các thôn. Là một xã miền núi duy nhất của
huyện Mỹ Đức, An Phú còn rất nhiều những di tích lịch sử - văn hóa vật thể
và phi vật thể có giá trị, giàu truyền thống nhân văn được lưu giữ và bảo
tồn trong nhân dân, gắn với những nhân vật lịch sử đã trở thành các vị
thành hoàng làng trong đó phải kể đến xã An Phú ngày nay.
Cùng với sự hình thành và phát triển của xóm làng, người
dân An Phú đã kiến tạo nên những công trình văn hóa tín ngưỡng để xây dựng
cuộc sống tinh thần. Hiện nay, trên địa bàn xã còn lưu giữ được một số di
tích lịch sử văn trong số đó.hóa như: đình, đền, chùa, miếu... thì đình
Phú Cốc còn hiện hữu
1. Sự kiện và nhân vật thờ:
Qua khảo sát thực địa tại di tích và lời kể của các cụ cao
niên trong làng cùng các đạo sắc phong hiện còn thì đình Phú Cốc là nơi
phụng thờ Nhị vị Tôn thần là Từ Quang và Từ Minh thánh mẫu. Theo truyền
thuyết, sự tích về thần được truyền kể như sau:
Người con gái họ Hà tại làng Cốc và người con gái họ Cao
tại làng Đồng Văn. Hai người lấy ông tổ họ Đào ở thôn Nông Khê, xã Hùng
Tiến, huyện Mỹ Đức.
Vào một ngày mùa hè tháng 8, mưa lũ rừng ngang qua cánh
đồng ruộng mênh mông nước, từ cánh đồng thôn nọ sang thôn kia, người dân
đi lại phải dùng đò. Hai bà đi từ thôn Nông Khê về quê ngoại bằng chiếc
thuyền nan đến cánh đồng Phú Cốc tiếp giáp với làng Đồng Văn thì bị một
cơn cuồng phong làm cho đò của hai Bà bị đắm ở khu đầm lầy, giáp Đồi Chùa.
Hai Bà bị chết đuối, hóa vào giờ linh. Nhân dân Phú Cốc lập miếu để thờ
phụng hai Bà. Nơi hai Bà hóa, nhân dân gọi là Đầm Hai Cô, phong xưng hai
Bà là Thánh Mẫu công chúa, một bà là “Từ Quang Thánh Mẫu”, một bà là “ Từ
Minh Thánh Mẫu”.
![]() |
Các Vị Thánh Mẫu Ở Đình |
Để ghi nhớ công ơn của hai Bà đã thường âm phù bảo trợ đời
sống tinh thần cho nhân dân Phú Cốc, vua Khải Định đã ban tặng sắc phong
để nhân dân theo điển lễ mà thờ phụng muôn đời:
Sắc số 1:
Phiên âm: Sắc chỉ Hà Đông tỉnh, Đồng Văn thôn phụng sự Từ
Quang Thánh Mẫu tôn thần hộ quốc tí dân nẫm trứ linh ứng tứ kim chính trực
trẫm tử tuần đại khánh tiết kinh ban bảo chiếu đàm ân lễ long đăng trật
chứ phong vi Trinh Uyển Dực Bảo Trung Hưng tôn thần chuẩn kỳ phụng sự thần
kỳ tương hựu bảo ngã lê dân. Khâm tai.
Tạm dịch: Sắc này ban cho xã (thôn ngày xưa) là xã Đồng
Văn, phủ Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông, từ xưa đến nay thờ phụng ngài Thánh Mẫu tên
hiệu là Từ Quang là vị thần giúp nước, giúp dân rất linh ứng. Nay Trẫm
mừng thọ tứ tuần, nhớ tới công lao của các vị thần nên ban bảo chiếu đàm
ân, tặng thêm phẩm trật,gia tặng phong thần là Trinh Uyển dực bảo Trung Hưng.
Lại cho phép thờ phụng như xưa để mong thần bảo vệ cho dân ta. Khâm tai!
Sắc số 2:
Phiên âm: Sắc chỉ Hà Đông tỉnh, Đồng Văn thôn phụng sự Từ
Minh Thánh Mẫu tôn thần hộ quốc tí dân nẫm trứ linh ứng tứ kim chính trực
trẫm tứ tuần đại khánh tiết kinh ban bảo chiếu đàm ân lễ long đăng trật
chứ phong vi Trinh Uyển Dực Bảo Trung Hưng tôn thần chuẩn kỳ phụng sự thần
kỳ tương hựu bảo ngã lê dân. Khâm tại.
Tạm dịch: Sắc này ban cho xã Đồng Văn, phủ Mỹ Đức, tỉnh Hà
Đông, từ xưa tới nay thờ phụng ngài Thánh Mẫu tên hiệu là Từ Minh là vị
thần giúp nước, giúp dân rất linh ứng. Nay Trẫm mừng thọ tứ tuần (40 tuổi)
nhớ tới công lao của các vị thần thánh, nên bạn bảo chiếu đàm ân, tặng
thêm phẩm trật, gia tặng phong thần là Trịnh Uyển dực bảo Trung Hưng. Lại
cho phép thờ phụng để mong thần bảo vệ cho dân ta. Khâm tại!
* Sự kiện cách mạng kháng chiến:
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đình Phú Cốc
từng là nơi làm trường học cho nhiều thế hệ người dân nơi đây. Trong xã có
rất nhiều liệt sĩ và thương bệnh binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình
có công trong các cuộc kháng chiến và một số huân huy chương khác.
V. SINH HOẠT VĂN HÓA TÍN
NGƯỠNG LIÊN QUAN ĐẾN DI TÍCH
Để tưởng nhớ tới công lao, ân đức của thành hoàng làng, Lễ
hội truyền thống được tổ chức theo qui ước của cứ 4 năm một lần vào các
ngày mùng 6 - 7 - 8 tháng Giêng âm lịch (khai hội xuống đồng); ngày 12
tháng 8 âm lịch (giỗ cha), dân làng xã An Phú tổ chức lễ hội truyền thống,
do tiểu ban tổ chức lễ hội làm chủ trì.
* Về thời gian tổ chức lễ hội:
Công việc chuẩn bị cho lễ hội được bắt đầu từ ngày mùng 4
tháng Giêng do trưởng ban khánh tiết làm chủ trì.
* Về công việc chuẩn bị cho lễ hội:
Ban tổ chức phân công các thành viên đảm nhiệm công việc
cụ thể theo ban lễ tân gồm: Ban dâng hương, ban hậu cần, ban tế lễ, ban
khánh tiết xây dựng.
Các dòng họ tham gia tổ chức lễ hội theo thứ tự anh cả,
anh hai, anh ba,anh tư... Dòng họ Đinh - anh cả; dòng họ Quách - anh hai; dòng
họ Hà - anh Ba;dòng họ Bạch - anh Tư. Công việc của anh Cả chủ trì phần lễ, anh
Hai chủ trì phần mua sắm đồ lễ và bày biện đồ lễ, anh Ba chủ trì việc
trang trí, anh Tư chủ trì việc đón tiếp khách. Thủ từ phụ trách sắp xếp
nghi thức bày biện trong hậu cung. Ban tổ chức sắp xếp tiến lễ tại đại
bái.
* Các nghi lễ cúng tế
Lễ mộc dục được tổ chức lúc 8h30 ngày 27/12 âm lịch do thủ
từ và các cụ trong ban khánh tiết đảm nhiệm và làm lễ trước khi tắm rửa,
lau chùi, đồ thờ tự các loại. Nước để làm lễ được lấy từ nguồn nước sạch
của làng đun sôi và pha với nước ngũ vị hương và rượu trắng được chuẩn bị
chu đáo, nước sạch sẽ, không uế tạp, không có nghi thức rước nước.
Khăn dùng trong lễ mộc dục là khăn mặt màu đỏ do cụ từ
chuẩn bị. Sau lễ số nước và khăn thừa dùng để lau bàn trong dịp lễ hội.
* Về lễ vật dâng cúng:
- Lễ vật dâng cúng thường phải chuẩn bị lễ chay và lễ mặn.
Lễ chay gồm hoa quả và tiền vàng. Lễ mặn gồm xôi, gà, thủ lợn. Gạo dùng đồ
xôi phải là gạo nếp màu trắng. Lợn lễ cũng phải phân công cho các gia đình
trong làng nuôi, phải chăm sóc tốt, nuôi dân dã, không dùng thức ăn công
nghiệp. Gà phải chọn gà mào cờ, khỏe, nuôi bằng thóc, không công nghiệp từ
2kg trở lên.
* Văn tế:
Văn tế được lưu truyền từ xưa không rõ ai viết, theo các
cụ kể lại nội dung văn tế được viết là cầu mua thuận gió hòa, mùa màng tốt
tuổi, sức khỏe bình an, con cháu trong làng học giỏi, vật nuôi khỏe mạnh.
Văn tế được đặt tại hậu cung, cụ từ là trưởng ban tế chuyển vào, đi từ
gian phải sang bên trái, từ trong hậu cung xong ra ngoài. Hóa văn do cụ
phó ban tế thực hiện.
* Ban tế:
Ban tế gồm 12 thành viên chọn người không có tang, gia
đình gương mẫu xong toàn, bản thân khỏe mạnh là người có tâm, đức độ tuổi
từ 60 trở lên. Các thành viên theo sự sắp xếp phân vai dâng, đăng, kiệu,
thủy, nhang, chầu cau...ban tế nam mặc theo trang phục nghi thức tế lễ truyền
thống của dân tộc màu xanh. Chủ tế mặc áo, mũ, hài mầu đỏ. Trong thời gian
quy định của buổi tế gồm:
Tế yết, tế trình, tế phú quí, có năm rước còn có tế an vị.
Tế yết sáng ngày mùng 6, tế trình sang ngày mùng 7, tế phú
quí sáng ngày 7 mùng 8. Trong lúc tế có nhạc bát âm, có chiêng,
trống, múa sinh tiền của lễ dâng hương nữ.
Phần sau lễ là phần hội được diễn ra tại sân đình, các gia
đình, thanh thiếu niên các độ tuổi, người cao tuổi đều tham gia gồm có các
trò chơi dân gian truyền thống như cồng chiêng, ném còn, đánh mảng, đánh
đu có giải thưởng...
![]() |
Ban thờ chính |
2. Các ngày lễ khác và những hoạt động văn hóa
trong di tích:
Ngoài ngày lễ hội đình Phú Cốc còn có các ngày kỷ niệm
khác và tuần tiết như sau:
Rằm tháng Giêng, tết Đoan ngọ 5/5, Cơm mới 10/10, mồng 01
và rằm hàng tháng, lễ vật dâng cúng gồm xôi và oản quả.
Để chuẩn bị cho tết Nguyên đán người dân nơi đây còn chuẩn
bị vào các ngày 23 tháng Chạp, 30 lễ tất niên, lễ giao thừa đều ngày 12
tháng 8 (giỗ mẹ) và 27 tháng Chạp phân công cụ từ và ban khánh lễ túc trực
để đón tiếp nhân dân đến lễ.
Ngoài ra tại di tích còn diễn ra lễ mừng thọ, lên lão, đỗ
đạt, khuyến học.
TÍCH
Đình Phú Cốc tuy không còn giữ được dáng vẻ kiến trúc của ngày đầu khởi dựng nhưng đây là một di tích lịch sử văn hóa, nằm trên vùng đất có bề dày lịch sử giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Nơi đây đã trở thành trung tâm sinh hoạt văn hoá tâm linh của dân làng, giáo dục tinh thần yêu quê hương cho các thế hệ hiện sinh. Trải qua thời gian di tích đã hội tụ được những giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thẩm mỹ sâu sắc, mang đặc trưng của vùng bán sơn địa.
Hiện nay, sự hiện diện
của các hạng mục kiến trúc, hệ thống di vật và những sinh hoạt văn hóa
liên quan đến di tích đã góp phần bảo lưu và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp của địa phương.
![]() |
Kết cấu đình |
Đình Phú Cốc được khởi
dựng trên vùng đất có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời. Mảnh
đất nằm trong khu vực phía nam của huyện được coi là mảnh đất địa linh
nhân kiệt nơi có nhiều danh nhân văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng
như khu di tích chùa Hương đã được sử sách ca ngợi là Nam Thiên đệ nhất
động với phong cảnh lên thơ, trữ tình cùng lễ hội kéo dài nhất cả nước.
Là xã miền núi tiếp giáp với tỉnh Hòa Bình, có đường Hồ Chí Minh chạy
qua.
Mặc dù vậy nơi đây
vẫn là xã có các trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, giao lưu văn hóa
với các địa phương trong vùng, càng làm cho nhân dân nơi đây có đời
sống văn hóa tinh thần và cố kết cộng đồng rất cao.
Sự hiện diện của ngôi
đình gắn bó chặt chẽ với cộng đồng làng xã và trở thành niềm kiêu hãnh,
một biểu tượng của cộng đồng.
Dưới góc độ tâm linh,
ngôi đình và vị thần được thờ luôn bảo trợ cho cộng đồng làng xã.
*
![]() |
Nơi tâm linh của dân làng |
Về giá trị kiến trúc -
nghệ thuật:
Đình Phú Cốc là một kiến
trúc của động đồng làng xã mang yếu tố tâm linh. Trải qua các lần trùng tu
sửa chữa, các hạng mục được cố kết bền chắc.
Hiện nay di tích
vẫn bảo lưu phong cách kiến trúc của địa phương, đó là các bộ vì ở gian
đại bái được làm kiểu “Thượng chồng rường giá chiêng, hạ cốn, bẩy hiện”.
Hai bộ vì gian chái làm
theo kiểu “Thượng chồng rường giá chiêng, hạ kẻ ngồi”.
Bộ vì hậu cung được làm
kiểu “Thượng chồng rường giá chiêng, hạ kẻ ngồi,chồng rường bẩy hiên” trên 4
hàng chân cột.
Bên cạnh những giá trị
kiến trúc, hệ thống di vật cũng khá phong phú, đa dạng như hoành phi, câu
đối, bát hương, ngai thờ, sắc phong...
Những di vật ở đây
không những có giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật mà còn trở lên linh thiêng
hơn cho di tích.
* Về giá trị văn hóa,
khoa học:
Phú Cốc là một trong
những thôn của xã An Phú với tư cách là một trong các làng cổ,hình thành
và phát triển cùng với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Không gian văn hóa
truyền thống của làng là điểm nhấn tiêu biểu cho cảnh quan làng xã. Ngôi
đình cùng với ngôi đền, chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của
cộng đồng người dân, nơi bảo tồn được một không gian kiến trúc của ngôi
đình thuần việt, diễn ra các hoạt động văn hóa nhằm nâng cao những giá trị
gắn kết tình làng nghĩa xóm của người dân địa phương từ xưa tới nay.
Trải qua biết bao thăng
trầm của lịch sử nhưng các ngày lễ hội vẫn diễn ra hàng năm không thể tách
rời với sự tồn tại của ngôi đình. Đây cũng là nơi nhân dân thể hiện lòng
thành kính đối với các vị thần đã che chở, âm phù cho dân làng được mùa
màng bội thu, nhân dân no ấm và thanh bình.
Đình Phú Cốc tồn tại
nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần tín ngưỡng, tôn giáo của một cộng
đồng làng xã. Trong tâm thức của mọi người, vị thành hoàng được tôn thờ
qua hệ thống câu đối, sắc phong trong lòng người dân từ thế hệ này đến thế
hệ khác.
Di tích này ở vị trí
thuận lợi cho sinh hoạt văn hóa cộng đồng, góp phần không nhỏ cho việc
nghiên cứu lịch sử của vùng đất giàu giá trị lịch sử, văn hóa truyền
thống.
![]() |
Bát hương lớn trước đình |
VII. PHƯƠNG HƯỚNG BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH
1. Phương án bảo vệ:
1.1. Các đề xuất trong
công tác quản lý:
Theo Quyết định số
41/2016/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc Qui định phân
cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa
bàn thành phố Hà Nội thì hiện nay đình Phú Cốc thuộc thẩm quyền quản lý
trực tiếp của Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức và Ủy ban nhân dân xã An Phú.
Ban bảo vệ di tích đình
Phú Cốc là đơn vị quản lý trực tiếp,
Hiện nay,song di tích
này đã có cụ từ trông nom thường xuyên, có một phần tường bao phía trước
và nằm xa khu dân cư nên cũng chưa bao quát hết được công việc. Vì vậy, địa
phương cần có kế hoạch phù hợp để chăm lo đèn hương, quét dọn vệ sinh và
bảo vệ những di vật để nơi thờ tự luôn khang trang, linh ứng.
1.2. Các đề xuất trong
công tác tu bổ, tôn tạo:
Sự hiện diện của đình
Phú Cốc hiện nay đã được chính quyền địa phương, ban bảo vệ di tích quy
hoạch tổng thể và tu bổ, tôn tạo lâu dài cho di tích theo quy định của
Luật Di sản Văn hoá đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009. Việc tu
bổ, tôn tạo di tích tuân thủ đúng các văn bản pháp quy hiện hành.
Hiện nay, di tích thường
xuyên có người hảo tâm công đức, các đồ thờ tự hoặc góp công tu sửa các
công trình kiến trúc. Để di tích được phát huy một cách có hiệu quả, cần
tiến hành kiểm kê, lập sổ hiện vật và có kế hoạch giám định hiện vật thuộc
về di tích, giao trách nhiệm cụ thể cho người trông coi di tích, phải đảm
bảo an toàn các cổ vật.
Lập phương án tu sửa
tổng thể di tích, trong quá trình tu sửa cần có sự thẩm định của cơ quan
văn hóa để di tích đảm bảo tính khoa học và đạt hiệu quả cao.
2. Phương án sử dụng:
Đình Phú Cốc là một địa
chỉ văn hóa tâm linh của dân làng, hiện được sử dụng đúng mục đích. Các
nguồn thu dẫu chưa nhiều song vẫn được quản lý và sử dụng có hiệu quả.
Trong các dịp diễn ra lễ
hội và những sự kiện trọng đại của làng, địa phương cần tuyên truyền sâu rộng
cho các thế hệ hiện sinh hiểu được giá trị của di tích. Từ đó xây dựng quy
ước bảo tồn trên cơ sở Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di
sản văn hóa, đồng thời quy định nhiệm vụ, chức năng để giảm thiểu tác động
của cộng đồng gây ảnh hưởng tới di tích, khơi dậy truyền thống văn hiến và
ý thức cộng đồng của địa phương, giúp mọi người có ý thức bảo vệ và phát
huy giá trị của di tích.
Để bảo tồn và phát huy
tốt giá trị di tích, Ban bảo vệ di tích đình Phú Cốc cần xây dựng kế hoạch
và triển khai một số công việc cụ thể như sau:
- Xây dựng biển báo,
đường đi tới di tích, tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan.
- Tăng cường nghiên cứu,
in tờ rơi, tờ gấp, giới thiệu trên báo chí, tạp chí, quảng bá nội dung giá
trị của di tích.
- Treo bảng giới thiệu
về lai lịch, giá trị đặc trưng của di tích.
Tổ chức tuyên truyền sâu
rộng hơn nữa về giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học và thẩm mỹ của di tích
để quảng đại quần chúng và khách hành hương hiểu về di tích, trên cơ sở đó
có ý thức bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.
Tuyên truyền mọi người
cùng tham gia bảo vệ di tích, đặc biệt là giữ gìn, bảo vệ cảnh quan, môi
sinh, phòng chống cháy nổ trong di tích.
Quy hoạch tổng thể và
xây tường bao, cổng nghi môn để bảo vệ cho di tích được khang trang sạch
đẹp.
Nhận thấy tầm quan trọng
của việc bảo tồn, phát huy và quản lý di tích một cách có hiệu quả, địa
phương đã có đơn đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xếp hạng. Sau khi được
công nhận là di tích Lịch sử - nghệ thuật, đình Phú Cốc chính thức được bảo
vệ bằng các văn bản pháp quy như sau:
Luật Di sản Văn hoá đã
được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày
29 tháng 6 năm 2001;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa
đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua
ngày18/06/2009;Nghị định 98/2010/NĐ – CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định
chỉ tiết một số điều của Luật Di sản văn hoá và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Di sản văn hóa;
Nghị định 70/2012/NĐ –
CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự,
thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
Quyết định số
12/2014/QĐ-UBND ngày 26/02/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều quy định về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực
kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 ban
hành kèm theo Quyết định số 11/2011/QĐ - UBND ngày 02/3/2011 của UBND
Thành phố Hà Nội.
Cùng các văn bản pháp
quy khác như: Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, Luật thủ đô...
Quyết định số
41/2016/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc Qui định phân
cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
VIII. KẾT LUẬN
Xuất phát từ những nội
dung giá trị vừa nêu trên, Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội đã phối
hợp với các phòng, ban chức năng của huyện Mỹ Đức, UBND xã An Phú lập xong
hồ sơ khoa học, hồ sơ pháp lý theo nội dung Thông từ 09/2011/TT- BVHTTDL
quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa
và danh lam thắng cảnh, kính đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội có văn
bản trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét và ra Quyết định xếp
hạng đình Phú Cốc là di tích: Lịch sử - nghệ thuật.
Đăng nhận xét